1. TALES OF DOUBLE SEVENTH FESTIVAL: SỰ TÍCH LỄ THẤT TỊCH
Lễ Thất Tịch gắn liền với sự tích Ngưu Lang Chức Nữ. Chàng chăn bò tên Ngưu Lang mồ côi cha mẹ từ nhỏ, chăm chỉ, cần cù nhưng vẫn luôn bị hắt hủi. Chàng đã rơi vào lưới tình với nàng tiên trẻ nhất tên Chức Nữ – cô con gái út của Ngọc Hoàng. Hai người sống hạnh phúc bên nhau, chăm chỉ làm lụng và có với nhau hai đứa con.
Hạnh phúc chung sống chưa được bao lâu, Ngưu Lang Chức Nữ phải chia ly do người cõi tiên, người phàm thế. Tình yêu của họ bị chia cắt bởi dòng sông Dải Ngân Hà, Chức Nữ ở phía bên này sông, còn Ngưu Lang và hai người con đứng chờ bên kia sông. Ngày qua ngày, họ nhìn về mãi về nơi có người thương của mình mà nước mắt tuôn rơi.
Cuối cùng, Vương Mẫu cũng cảm động trước tình yêu ấy, vì thế bà đã đồng ý cho họ được gặp nhau mỗi năm một lần vào đúng ngày 7 tháng 7 Âm Lịch đó chính là ngày Thất Tịch.
2. DRIZZLE /ˈdrɪz.əl/ (V): MƯA NHỎ RẢ RÍCH
Vào tháng 7 Âm Lịch hàng năm, trời thường có mưa rả rích, gọi là mưa ngâu. Tương truyền rằng Ngưu Lang và Chức Nữ đã không kìm nổi những giọt nước mắt hạnh phúc khi được đoàn tụ, từ đó tạo thành mưa.
3. PRAYING FOR LASTING LOVE: CẦU DUYÊN
Tại Việt Nam, ngày lễ Thất Tịch, hay còn gọi là ngày “ông Ngâu bà Ngâu”. Các đôi lứa yêu nhau thường đến chùa, làm lễ và cầu mong cho tình duyên bền vững, son sắt.
Các tín đồ FA ở Hà Nội lũ lượt kháo nhau đổ về Chùa Hà để cầu duyên. Không chỉ “linh nghiệm” do truyền trụng, nơi đây còn gắn với truyền thuyết Vua Lý Thánh Tông – lúc 42 tuổi vẫn chưa có con- nên đã cầu tự ở một ngôi chùa mà sinh ra Thái tử Càn Đức. Chùa Hà có tên gọi khác là chùa Thánh Chúa để kỷ niệm sự kiện này.
4. THE TRUTH ABOUT THE TREND OF EATING RED BEANS: SỰ THẬT VỀ TRÀO LƯU ĂN ĐẬU ĐỎ
Theo văn hóa lâu đời, biểu trưng cho ngày Thất Tịch ở Trung Quốc là một hạt đậu màu đỏ, vốn có tên là đậu tương tư. Loại đậu này có hình dạng gần như là một trái tim, vỏ có màu đỏ bóng, màu không phai và rất cứng. Chính vì hình dáng và màu sắc như thế nên tại Trung Quốc, đậu tương tư thường được dùng làm vật trang trí hay quà tặng với ý nghĩa bày tỏ tình cảm với đối phương. Tên gọi của loại hạt này trong tiếng Trung phát âm giống với loại đậu đỏ thường ăn, từ đó, người trẻ dần coi việc ăn chè đậu đỏ và cầu duyên, cầu phúc cho tình yêu là điều không thể bỏ qua mỗi dịp tháng 7 Âm Lịch.
Do dịch Covid 19 vẫn đang diễn biến hết sức phức tạp, Thất Tịch năm nay các bạn hãy ở nhà chế biến thật nhiều món ngon từ đậu đỏ để vừa đẩy lùi Covid, đẩy lùi F.A luôn nha!