Có rất nhiều dạng bài Reading IELTS từ mức độ dễ đến khó. Thế nhưng chúng ta không thể biết trước đề thi sẽ ra vào dạng nào. Chưa kể trong bài thi xuất hiện nhiều từ mới càng khiến chúng ta thêm phần lo lắng trong quá trình làm bài. Vì vậy hãy cùng IELTS Xuân Phi theo dõi nội dung dưới đây để tham khảo một số kinh nghiệm làm Reading IELTS giúp nâng cao band điểm của mình nhé.
Cần biết gì trong bài thi Reading IELTS?
Phần thi kỹ năng đọc hiểu trong cả hai kỳ thi Học thuật và Tổng quát đều có thời gian như nhau. Với 60 phút cho tất cả 3 bài đọc. Một số bạn thí sinh cho rằng, IELTS Reading là bài thi khó có thể làm trọn vẹn đầy đủ. Dù đã hoàn thành hết 40 câu hỏi nhưng lại không đủ thời gian soát lại bài. Thậm chí có thể bỏ dở những câu hỏi đang để trống. Do vậy điều chúng ta cần nhất là một kinh nghiệm làm Reading IELTS thực sự mang lại hiệu quả.
Bạn cần biết rằng những nội dung của bài đọc hiểu có thể được lấy từ bất cứ nguồn nào. Chủ đề đa dạng từ lịch sử đến khoa học, y tế, giáo dục, môi trường, giao thông,… Yêu cầu cho bạn là tìm được thông tin chính xác cho câu hỏi. 3 bài đọc đồng nghĩa với việc bạn chỉ có ít nhất 20 phút cho mỗi một bài.
Cách tính điểm
Với tất cả 40 câu hỏi trong bài thi, mỗi câu làm đúng tương đương với 1 điểm. Tổng số câu đúng mà bạn làm được sẽ quy ra thang điểm như sau.
IELTS Reading (Academic) |
IELTS Reading (General training) | ||
Correct answers | Band score | Correct answers |
Band score |
39 – 40 |
9.0 | 40 | 9.0 |
37- 38 |
8.5 | 39 | 8.5 |
35 – 36 | 8.0 | 38 |
8.0 |
33 – 34 |
7.5 |
36 – 37 |
7.5 |
30 – 32 |
7.0 | 34 – 35 |
7.0 |
27 – 29 |
6.5 | 32 – 33 | 6.5 |
23 – 26 | 6.0 | 30 – 31 |
6.0 |
20 – 22 |
5.5 | 27 – 29 | 5.5 |
16 – 19 | 5.0 | 23 – 26 |
5.0 |
13 – 15 |
4.5 | 19 – 22 | 4.5 |
10 -12 | 4.0 | 15 – 18 |
4.0 |
7- 9 |
3.5 | 12 – 14 | 3.5 |
5 – 6 | 3.0 | 8 -11 |
3.0 |
3-4 |
2.5 | 5 – 7 |
2.5 |
Như vậy từ bảng điểm này, bạn cũng có thể dễ dàng tự tính band điểm cho mình khi ôn luyện ở nhà. Khi làm xong một bài test Reading, bạn nhớ ghi lại số câu làm đùng. Sau đó kiểm tra thang điểm trên để biết mình được band bao nhiêu nhé.
Các dạng câu hỏi trong bài thi
Cứ mỗi một đoạn văn sẽ có từ 2 đến 3 dạng câu hỏi. Bạn có thể bắt gặp một số dạng câu hỏi dưới đây trong phần thi của mình.
- Multiple Choice (Trắc nghiệm)
- True/False/Not Given
- Yes/No/Not Given
- Matching Heading (nối tiêu đề)
- Matching Features (nối đặc điểm)
- Matching Paragraphs (nối đoạn văn)
- Short Answer Questions (Trả lời câu hỏi ngắn)
- Gap Fill (điền vào chỗ trống)
Kinh nghiệm làm Reading IELTS lên band hiệu quả
Từ những dạng bài có mặt trong đề thi, bạn hãy dựa vào đó để lên kế hoạch ôn tập sao cho phù hợp. Đây chính là kinh nghiệm làm Reading IELTS thực tế nhất. Cùng tìm hiểu xem cách làm từng dạng bài như thế nào bạn nhé.
Dạng bài Multiple Choice
Chắc hẳn nhiều bạn không còn xa lạ gì với dạng bài trắc nghiệm. Nó có mặt ở hầu hết các kỳ thi. Đề bài sẽ đưa ra một câu hỏi cùng với nhiều đáp án để thí sinh lựa chọn. Đối với đề thi IELTS Reading cũng vậy. Bạn cần chọn một đáp án đúng duy nhất. Ngoài ra bạn có thể phải chọn hai đáp án đúng nếu đề bài yêu cầu.
Tham khảo các bước làm Multiple Choice:
- Bước 1: Đọc câu hỏi và gạch chân từ khoá
- Bước 2: Từ những từ khoá trên, hãy xác định vị trí đoạn văn chứa thông tin đó.
- Bước 3: Phân biệt câu trả lời là “Fact” (dữ liệu) hay “Opinion” (ý kiến)
- Bước 4: Chọn đáp án đúng nhất với dữ kiện trong đoạn văn.
Dạng bài True/False/Not Given, Yes/No/Not Given
Đây là những dạng thường xuyên xuất hiện trong bài đọc. Tuy nhiên chúng lại thường gây khó khăn cho các thí sinh trong việc phân biệt. Khó tránh khỏi sự nhầm lẫn giữa False/No và Not given. Cũng chính vì mấu chốt nằm ở đây nên bạn cần phải tỉnh táo, xác định đúng bản chất của dạng này.
- True/False/Not Given: đáp án dựa vào chính các sự kiện và thông tin từ bài đọc.
- Yes/No/Not Given: đáp án dựa theo quan điểm của tác giả. Dạng này cần một chút suy luận và phân tích.
Tham khảo kinh nghiệm làm Reading IELTS về dạng bài này
– Dựa vào thứ tự câu hỏi để xác định vị trí đoạn văn có chứa câu trả lời. Nếu bạn chưa biết câu số 3 nằm ở đâu, hãy tìm dữ kiện đoạn văn ở vị trí giữa câu 2 và câu 4.
– Kinh nghiệm thứ hai là dịch sơ qua nội dung đoạn văn. Làm Reading IELTS có tận 40 câu hỏi như vậy thì làm sao chọn được đáp án phù hợp? Do đó bạn cần tạm thời dịch qua nội dung của bài đọc. Không nhất thiết phải dịch từng từ một. Chỉ cần dịch để hiểu sơ lược ý chính từ đó có thể chọn được đáp án đúng nhất.
– Dựa vào loại từ để hiểu hàm ý của câu rõ nét hơn. Kinh nghiệm làm Reading IELTS cho bạn là hãy chú ý vào các trạng từ, lượng từ và động từ khuyết thiếu. Ví dụ như một số từ như sau:
- Trạng từ chỉ khả năng: likely, probadly, possibly, indeed,…
- Trạng từ chỉ tần suất: usually, rarely, always,…
- Động từ khuyết thiếu: can, must, have to, could, might,…
Dạng bài Matching Heading (nối tiêu đề)
Một dạng bài khác cũng rất phổ biến khi làm Reading IELTS đó là nối tiêu đề. Cụ thể bạn cần nối khoảng 5-7 tiêu đề cho các đoạn văn tương ứng. Đề bài sẽ cho thừa ra một tiêu đề so với số lượng đoạn văn. Bạn cần lưu ý chi tiết này và tham khảo chiến thuật sau.
– Đọc tiêu đề trước khi làm bài. Sau đó chuyển sang đọc lướt, tìm thông tin chính và từ khoá thể hiện nội dung của tiêu đề.
– Dựa vào các câu chủ đề ở đầu hoặc cuối mỗi đoạn văn.
– Dùng bút đánh dấu các các câu hỏi đã làm để tránh nhầm lẫn. Nếu phân vân giữa các lựa chọn, việc bạn cần làm là đọc kỹ lại nội dung. Sau đó dùng phương pháp loại trừ và chọn ra đáp án thích hợp nhất.
Dạng bài Matching Features (nối đặc điểm)
Khi gặp dạng câu hỏi này, bạn sẽ thấy 2 nhóm thông tin khác nhau. Nhóm thứ nhất có thể là những câu văn nêu lên đặc điểm chi tiết. Nhóm thứ hai thường đưa ra một danh sách tên người hoặc địa danh,… Việc bạn cần làm là ghép chúng lại với nhau.
Lưu ý khi làm Matching Features:
– Đọc kỹ yêu cầu đề bài. Một số câu hỏi có thể có chung một đáp án.
– Nhớ từ khoá trong câu hỏi để định vị thông tin trong đoạn văn chuẩn hơn. Bởi vì với dạng Matching Features, đáp án thường sẽ không theo một thứ tự cố định.
– Những từ khoá có thể đã được paraphrase nên bạn cần đọc kỹ. Thử nhớ lại sang các từ đồng nghĩa, trái nghĩa biết đâu sẽ giúp ích cho bạn trong việc loại bỏ đáp án sai.
Dạng bài Matching Paragraphs (nối đoạn văn)
Cũng là một dạng bài nối tiếp nhưng ở đây bạn sẽ nối các cụm từ phù hợp dùng để mô tả một đoạn văn trong bài. Dạng này tương đối thử thách và cần nhiều thời gian đọc bài.
Tham khảo kinh nghiệm làm Reading IELTS dạng này qua các bước sau:
- Bước 1: Đọc đề, xác định yêu cầu. Nếu thấy câu “You may use any letter more than once” tức là bạn có thể chọn nhiều đáp án cho một thông tin.
- Bước 2: Đọc qua câu hỏi và gạch chân từ khoá. Bạn nên lưu ý những từ khoá mình đã gạch chân. Vì chúng chủ yếu nằm rải rác trong bài đọc. Nếu không bạn có thể sẽ bỏ lỡ và khó tìm được câu trả lời nhanh chóng.
- Bước 3: Dùng kỹ thuật Skimming và Scanning để đọc lướt nội dung bài đọc. Cách này giúp bạn tận dụng triệt để thời gian nhất là với dạng bài khó như Matching Paragraphs. Lúc này những keywords sẽ xuất hiện hoặc được paraphrase.
- Bước 4: Sau khi xác định được thông tin, bạn đọc lại câu hỏi một lần nữa để chắc chắn đó có phải đáp án phù hợp hay không. Nếu có câu hỏi nào quá khó mà mãi vẫn chưa tìm được dữ kiện thì bạn nên tạm gác lại. Thời gian là vàng. Hãy linh hoạt chuyển ngay sang câu khác kẻo hết giờ.
Dạng Short Answer Questions (Trả lời câu hỏi ngắn)
Với dạng này, bạn phải tìm được nội dung trực tiếp từ bài đọc để trả lời cho các câu hỏi. Đề bài sẽ đưa ra giới hạn số lượng từ mà bạn cần trả lời. Ví dụ như “no more than three words and/or a number”. Về cách làm cũng tương tự như các dạng khác. Chủ yếu đọc trước câu hỏi, xác định từ khoá và vận dụng phương pháp Skimming/Scanning nhằm tìm ra đáp án. Tuy nhiên sẽ có một vài lưu ý như sau:
- Thông tin cần trả lời chính là thông tin từ bài đọc. Bạn cứ lấy đúng phần đó để hoàn thành câu hỏi. Đây cũng là yêu cầu điền đáp án “from the passage” thường thấy ở đề bài.
- Câu trả lời theo trình tự xuất hiện trong bài đọc. Như vậy càng thuận tiện và dễ dàng cho bạn hơn so với những dạng khác. Bạn có thể tìm thấy đáp án cho các câu tiếp theo sau khi làm câu thứ nhất.
- Cụm từ khoá trong câu hỏi luôn được paraphrase khác đi so với bài đọc. Đây là cách mà đề thi thường làm để thử xem vốn từ của bạn có đủ đa dạng hay không. Do đó khi luyện Reading IELTS bạn nên học phần này. Tự lập cho mình một bảng cụm từ paraphrase, các cụm từ đồng nghĩa hay các cấu trúc được viết bằng cách khác.
Dạng bài Gap Fill (điền vào chỗ trống)
Được đánh giá là dạng bài “ăn điểm”, Gap Fill khiến nhiều bạn thở phào nhẹ nhõm khi xuất hiện trong đề thi Reading IELTS. Thế nhưng, nhiều bạn vẫn không tránh khỏi sự nhầm lẫn. Điền sai hoặc điền không đủ số từ/con số phù hợp. Do đó bạn cần phải đọc kỹ yêu cầu đề bài trước khi làm.
Một số yêu cầu đề bài thường thấy như:
- Choose NO MORE THAN ONE WORD AND/OR A NUMBER: điền một từ và một con số (December 24th) hoặc chỉ điền một số (1999).
- Choose NO MORE THAN TWO WORDS: Điền 1 từ HOẶC 2 từ đều được, miễn là không quá 2 từ.
- Choose NO MORE THAN THREE WORDS: Điền 1 từ, 2 từ hay 3 từ đều được, miễn là không quá 3 từ.
- Choose… FROM THE PASSAGE: chọn thông tin từ chính bài đọc để điền. Bạn không được paraphrase hay viết sai chính tả.
Một số mẹo giúp bạn xử lý tốt dạng bài Gap Fill
Xác định loại thông tin cần điền trong chỗ trống là chữ hay số. Nếu là chữ, hãy xem đó là danh từ, động từ hay tính từ; số nhiều hay số ít. Nếu là số thì cần điền số năm, số ngày hay địa chỉ nhà,… Trông có vẻ rắc rối nhưng lại không hẳn như vậy. Câu trả lời đã có sẵn trong bài đọc và bạn chỉ cần tìm đúng nội dung đó thôi. Tất nhiên những nội dung ở xung quanh chỗ trống sẽ được paraphrase khác đi so với bài Reading.
Do vậy khi nào điền xong, bạn cũng nên dành thời gian soát lại. Đọc qua cả đoạn một lượt xem đã hợp lý chưa. Đối chiếu với cả bài đọc nữa để có cái nhìn tổng thể bao quát hơn. Một điều khá thuận lợi cho bạn đó là câu trả lời thường sẽ theo thứ tự trong bài đọc. Bạn có thể đọc lần lượt các câu mà không phải mất thời gian tìm dữ kiện ở những chỗ khác.
Tạm kết
Như vậy bài viết trên đây vừa chia sẻ Kinh nghiệm làm Reading IELTS cho tất cả các dạng bài đề thi phổ biến hiện nay. Bạn hãy lưu lại và áp dụng để thực hành luyện đề trước khi đi thi nhé. Nếu bạn chưa biết tìm tài liệu luyện đề ở đâu thì có thể tham khảo thêm 10 Tài Liệu IELTS Reading Cơ bản đến Nâng cao do IELTS Xuân Phi tổng hợp lại nhé. Chúc các bạn ôn luyện tốt và sớm chinh phục mục tiêu IELTS trong tương lai gần nhất!