Speaking
- Luyện Speaking với Forecast
– Em muốn hỏi có cách nào hiệu quả để ôn speaking khi đã có sẵn forecast và script không ạ?
– Nếu giờ em muốn luyện Speaking lun thì có forecast nào để luyện trước không ạ?
Trả lời
Bộ đề dự đoán (Forecast) Speaking thường có vào tháng đầu tiên của quý mới. Nếu quý 2 thi, các bạn vẫn có thể tham khảo bộ đề dự đoán của quý này vì Forecast mới thường sẽ thay đổi khoảng 50-60% so với Forecast cũ. Tuy nhiên, nếu biết cách Gom-Gộp đề thì có thể dùng lại nhiều ý tưởng. Các bạn có thể sử dụng công thức 4G để xử lý nhanh bộ đề dự đoán Speaking như sau:
(1) Gom đề cơ bản
Đây là danh sách tổng hợp 6 đề “bất biến” chắc chắn sẽ có trong mọi bộ đề dự đoán, theo 6 định hướng khác nhau (tả người, tả địa điểm …) do thầy Simon đưa ra từ vài năm trước nhưng vẫn đúng đến tận bây giờ. Đây là các đề sẽ được chọn làm đề “gốc” để chuẩn bị kỹ trước khi chuyển sang các đề tiếp theo.
https://ieltsxuanphi.edu.vn/6-cau-hoi-bat-bien-cua-thay-simon-ap-dung-moi-bai-ielts-speaking-part-2/
(2) Gộp đề tương tự
Ở bước này, anh lọc từ bộ đề các đề có thể sử dụng đúng đối tượng đã nói trong đề gốc để mô tả. Ví dụ, đề gốc là “tả một người bạn ngưỡng mộ” thì anh sẽ tìm tất cả các đề tả người có thể sử dụng cùng người kia như “tả một người bạn muốn gặp”, “tả một người có ảnh hưởng đến bạn”, hay “tả một người hay giúp đỡ người khác”. Ý tưởng trả lời cho các câu này có thể giống nhau đến 80%-90%, không cần phải soạn lại nhiều.
(3) Gói đề liên quan
Đây là bước thú vị nhất, anh lọc các đề có liên quan đến đề gốc, có thể sử dụng một phần ý tưởng của đề gốc để trả lời. Ví dụ: đề tả người anh nói về ELLEN – một người dẫn chương trình tại Mỹ, thì đồng thời anh có thể nói về “Ellen show”, có thể nói về cuốn sách “Seriously, I’m kidding” của Ellen, có thể nói về sự “thay đổi tích cực trong luật pháp” hướng tới giới LGBT… 60% – 80% ý tưởng cho các đề này dựa vào đề gốc, chỉ cần thêm thắt một chút theo định hướng từng đề. Các học viên của anh thường cũng chỉ dùng 6 – 8 đề gốc là gộp được hết 50 đề.
(4) Gom từ vựng
Trong khi luyện tập mỗi nhóm đề, anh lại liên tục bổ sung các cụm từ vựng C1-C2, idiom dễ dùng hay các cụm “common expressions” để phần nói thêm tự nhiên. Mỗi nhóm chủ đề chỉ cần có 5-10 cụm là đủ, quan trọng là luyện đi luyện lại để thành phản xạ, tránh học nhiều nhưng lai không dùng được.
Các bạn nên học theo cách trên để tiết kiệm thời gian lên ý tưởng và từ vựng, tuyệt đối KHÔNG HỌC THUỘC SCRIPT dù có vội hay gấp đến đâu nhé.
- Bí ý tưởng khi nói
– e bị bí ý tưởng khi luyện speaking ạ. Mong thầy giúp đỡ
– Mỗi lần speaking e hay bí ý và bài nói của em idea nó hay bị lộn tùm phèo lên, em khó trong việc sắp xếp ý. Làm s để cải thiện ạ??
– Làm sao để không bị bí idea cho speaking part 3 ạ. Có mấy lúc em luyện em gặp nhiều chủ đề khá lạ với em mà em hong nghĩ ra dc cái gì để nói lun ạ
Trả lời
Bí ý tưởng là vấn đề rất nhiều bạn luyện Speaking gặp phải. Nguyên nhân có thể là do thiếu vốn kiến thức ở một chủ đề nhất định, hoặc có kiến thức nhưng không sâu, không phân tích thêm được. Anh sẽ chia sẻ chi tiết về cách cải thiện cả 3 Parts dưới đây nha:
(1) Part 1: “As an examiner, I can tell you Part 1 doesn’t count” là câu thầy dạy Speaking từng nói với anh. Đại ý là Part 1 không ảnh hưởng nhiều đến band điểm. Nó cũng có nghĩa hãy trả lời đơn giản, không cần gắng gượng đưa những cách suy nghĩ idea phức tạp, từ vựng học thuật hay ngữ pháp nâng cao vào đây. Thay vào đó, hãy (1) trả lời trực tiếp vào câu hỏi (2) mở rộng ý tưởng một cách nhẹ nhàng, đơn giản bằng công thức 5W1H (What, Where, When, Why, Who, How) hay PP (Past – Present) các bạn nhé.
(2) Part 2: Trong khóa học của IELTS Xuân Phi có 7 cách phát triển ý tưởng. Tuy nhiên, các bạn nắm được 4 cách sau cũng có thể phát triển ý tưởng tương đối ổn rồi, gồm Full Introduction (Chiến thuật mở bài gián tiếp), Include a saying/ quote (Chiến thuật mượn lời trích dẫn), Say what the item is not (Phát triển ý theo hướng ngược lại) và Compare( So sánh) có thể dùng được cho tất cả các đề. Anh hướng dẫn chi tiết ở Link sau, các bạn tham khảo nhé: https://ieltsxuanphi.edu.vn/cach-phat-trien-y-tuong-ielts-speaking-part-2/
(3) Part 3: Phát triển ý tưởng với Công thức PEER. Đây là công thức vốn được sử dụng cho Writing nhưng gần đây có rất nhiều bạn sử dụng cho Speaking Part 3 thành công. Đầu tiên, các bạn nêu một Point trả lời trực tiếp câu hỏi, sau đó mở rộng bằng Explanation (Giải thích), Example (Ví dụ) và Result (Kết quả). Ý tưởng cho Point cũng có thể lấy từ kho ý tưởng trả lời cho Writing Task 2. Như vậy, Part 3 thực chất không cần ôn riêng tài liệu, kiến thức mà cứ tận dùng từ Writing sang. Đúng nghĩa Học 1 được 2.
Quan trọng nhất đó chính là việc các bạn tích lũy được kiến thức đa lĩnh vực, càng nhiều càng tốt. Việc này đòi hỏi thời gian, sự chăm chỉ và luyện tập thường xuyên chứ không thể chỉ phụ thuộc vào phương pháp anh vừa chia sẻ. Các bạn cố gắng dành thời gian xem báo, đọc sách mỗi ngày (báo nước ngoài thì càng tốt, để có thêm kiến thức, ý tưởng và cả từ vựng luôn.
- Làm sao để nói trôi chảy, tăng phản xạ
– Dạ làm sao để Speaking trôi chảy, liên tục thành câu và từ vựng hay ạ
– e nhận thấy mình còn thiếu fluency và thiếu phản xạ ạ, khi speak sẽ ngập ngừng rất nhiều.
– cách luyện tập như thể nào để nói lưu loát trong phần speaking?
– Em đang k biết cách để có thể ứng xử nhanh và đúng trước các câu hỏi speaking part 2,3 trong trường hợp thi thật. vì từ trước đến giờ cô giáo dạy speaking cho em chỉ toàn giao bài ròi bọn em về soạn ra, học thuộc và lên cô ktra học thuộc chứ k có ktra đột ngột
em sợ khi thi thật em k thể trả lời các câu hỏi của giám khảo
Trả lời
Speaking quan trọng nhất là PHẢN XẠ. Bởi vì vào phòng thi, gặp giám khảo là gần mọi thứ chiến thuật, kỹ thuật hay từ vựng “fancy” đều nhanh chóng tan thành mây khói hết. Chính vì vậy, tuyệt đối không học thuộc Script. Chỉ có những gì các bạn đã luyện thành phản xạ, dùng được tự nhiên mà không cần để ý tới thì mới phát huy được tác dụng.
Để có được phản xạ tốt, kỹ năng thực sẽ chiếm 80% số điểm còn mẹo/tips chỉ chiếm 20% thôi. Vì vậy, các bạn nên cải thiện phản xạ từ và cả phản xạ phát âm. Cách tốt nhất là luyện Freetalk để quen với việc truyền đạt ngôn ngữ tự nhiên – nói về bất cứ chủ đề gì, không cần theo form IELTS. Tập nói những câu đơn trước cho quen, lưu ý phát âm chuẩn, rõ từ. Ban đầu có thể không cần nói câu dài, luyện thật tốt với các câu đơn rồi phát triển thêm sau.
Khi đã nói tốt các câu đơn và chuyển sang giai đoạn luyện nói câu dài, đoạn dài, có một cách để tăng độ trôi chảy cực hiệu quả mà anh hay chia sẻ, đó là áp dụng công thức JAM (Just A Minute). Phương pháp này gồm 3 bước cơ bản như sau:
B1: Nói về chủ đề đã chọn trong vòng 1 phút (không có sự chuẩn bị trước, không ghi chép)
B2: Nhớ lại những gì đã nói ở bước 1 và ghi chép lại. Sau đó, tiếp tục nói về chủ đề đã chọn một lần nữa trong thời gian 1 phút.
B3: Từ các ý tưởng đã được ghi lại ở bước 2, mở rộng thêm ý và tiếp tục nói trong vòng 1 phút.
Cách này rất hay nhưng anh thấy chưa nhiều bạn biết, các bạn thử áp dụng và phản hồi lại với anh kết quả nha!
Ngoài ra, việc có Partner rất quan trọng và giúp luyện tập Speaking hiệu quả hơn, đặc biệt về mặt tâm lý. Các cũng không cần thiết phải luyện với Partner là giáo viên, chỉ cần luyện với trợ giảng hoặc bạn bè có trình độ khoảng 6.5 trở lên là ổn rồi nhé. Có thêm người luyện tập cùng cũng sẽ có thêm động lực đúng không nào.
Writing
- Task1
– Writing e aim 7.0 hiện giờ đang ở mức 5.5-6.0 và em bị yếu phần task 1, cho e xin vài cách khắc phục ạ?
– Em đang còn yếu writing task 1, tuy writing task 1 em thấy mọi người nói dễ nhưng em hãy bị sai không à
Trả lời
Writing Task 1 có tất cả 6 dạng bài, tuy nhiên cách triển khai của từng dạng không giống nhau, còn phụ thuộc vào từng đề bài nữa. Trước khi đặt bút viết thì các bạn hãy lập dàn ý trước, gộp những đối tượng có sự giống/đối lập nhau về xu hướng để mô tả và chia đoạn. Đối với bài không có sự thay đổi số liệu qua các năm, có thể gộp những đối tượng có số liệu lớn trong 1 đoạn, những số liệu nhỏ vào 1 đoạn. Với dạng Map, có hai cách chia: theo thời gian (với bài có 2 biểu đồ và 2 mốc thời gian) hoặc theo hướng (Đông-Tây-Nam-Bắc hay trái-phải) hay chia theo khu vực.
Nhìn chung là như vậy, cách phân chia cụ thể thì phải đi sâu vào từng dạng bài, dạng đề. Mỗi dạng bài các bạn xem qua các bài mẫu để nắm được cách nhóm/ gộp đối tượng, sau đó viết 2-3 bài là sẽ quen với cách phân tích ngay. Cá nhân anh thấy Writing Task 1 không quá khó vì không phải nghĩ ý tưởng hay từ vựng nhiều. Các bạn chỉ cần nắm được cách nhóm các đối tượng, và học các từ vựng chỉ tăng/giảm/thay đổi, các từ chỉ phương hướng (với dạng Map) là ổn rồi.
- Bí ý tưởng
– Em bị mắc phần brainstorm ý tưởng cho task 2 writing ạ
– em thấy mình thiếu kiến thức xã hội trầm trọng khi xử lý task 2, không dùng được ngữ pháp hay, từ vựng và ideas hay bị lặp đi lặp lại khi làm đề.
Trả lời
Để có ý tưởng khi viết, không còn cách nào khác ngoài “Nạp” kiến thức. Các bạn có thể mở rộng kho ý tưởng của bản thân bằng những cách sau:
(1) Đọc nhiều sách, báo, xem phim đa dạng chủ đề để lấy thông tin
(2) Đọc bài mẫu để lấy ý tưởng, ngoài ra còn học được cách diễn đạt, dùng từ
(3) Đọc trong tài liệu kho ý tưởng của IELTS Xuân Phi (anh để Link tài liệu bên dưới nhé*)
Mỗi ngày cố gắng brainstorm 2-3 đề, 1 tuần viết 2 full test. Có thời gian thì sau khi brainstorm, các bạn làm luôn outline thì càng tốt. Học như vậy khi vào phòng thi không bị mất nhiều thời gian nghĩ ngợi.
Ngoài ra, các bạn có thể sử dụng cách GỘP đề thành từng nhóm chủ đề lớn. Khi ôn luyện thì cứ ôn theo từng nhóm chủ đề một để sử dụng chéo ý tưởng. Chẳng may đi thi gặp đề “dị” một chút nhưng nếu trùng với chủ đề đã ôn thì vẫn có khả năng xoay sở được.
* Các bạn tải tài liệu Kho ý tưởng tại đây: https://ieltsxuanphi.edu.vn/wp-content/uploads/2021/10/KHO-Y-TUONG-WRITING-TASK-2-PUBLIC-VERSION.pdf
- Gặp khó khăn trong việc triển khai ý, diễn đạt
– Cảm thấy khó khăn trong việc triển khai idea, diễn đạt câu văn trong Writing
Trả lời
Còn yếu trong việc triển khai ý tưởng thì rất nên tham khảo công thức PEER các bạn ạ. Anh sẽ hướng dẫn chi tiết thêm một lần để các bạn hiểu rõ hơn về cách làm và ứng dụng công thức dễ dàng hơn nhé:
P- E – E – R là viết tắt của 4 từ:
P = Point (Luận điểm)
E = Explanation (Giải thích)
E = Example (Ví dụ)
R = Result (Kết quả)
Anh lấy một câu hỏi ví dụ: “Trẻ em có nên tham gia chơi hoạt động ngoài trời không? (Should children join in outdoor activities?)”
Giả sử như các bạn đồng ý với quan điểm này, và đưa ra Luận điểm (Point) đầu tiên để bảo vệ ý kiến của mình.
POINT (Luận điểm): Các hoạt động ngoài trời có thể thúc đẩy khả năng thể chất của trẻ. (Outdoor activities could foster children’s physical abilities). Sau khi có Point này, các bạn sẽ cần mở rộng ý tưởng của mình bằng cách đưa thêm Explanation (Giải thích), Example (Ví dụ) và Result (Kết quả) vào.
EXPLANATION (Giải thích): Các bạn đưa ra lý do giải thích tại sao lại có luận điểm trình bày tại Point. Ví dụ: Khi tham gia các hoạt động ngoài trời, trẻ thường phải vận động nhiều hơn (When playing outdoors, children tend to be involved in various physical movements)
EXAMPLE (Ví dụ): Sau khi có giải thích, bạn đưa một ví dụ cụ thể nhằm chứng minh phần giải thích này. Ví dụ: Nếu một đứa trẻ tham gia vào một trận bóng, nó sẽ cần di chuyển nhiều để phối hợp với đồng đội để ghi bàn (If a child is playing a football match, he is supposed to move around the pitch to collaborate with his teammates to score against the opposing team).
RESULT (Kết quả): Cuối cùng, bạn đưa một kết quả/ hậu quả để tăng độ thuyết phục, chắc chắn của ý tưởng. Kết quả/ hậu quả này có thể được phát triển từ Ví dụ hoặc là kết quả/ hậu quả của ý trong Point. Ví dụ: Khi trẻ hoạt bát hơn, chúng có thể phát triển một cách toàn diện hơn. (Once children are more active, they can benefit from a more holistic development).
Ngoài ra, hằng ngày Brainstorm 2-3 đề, với đề nào khó nhất thì viết 1 đoạn thân bài thôi. Dần dần sẽ tạo thành thói quen nhé. Việc học và luyện tập theo công thức PEER không quá khó, nhưng cần thời gian để thực sự quen và làm đúng. Bên cạnh đó, cũng cần có người chữa bài để chỉ ra lỗi sai ý tưởng, từ vựng, diễn đạt,… thì mới nhanh tiến bộ được các bạn ạ.
- Bật Band Writing trong vòng 1 tháng
– làm thế nào để luyện wri để bật band trong vòng 1 tháng ạ (aim 7.0)
Trả lời
Bật Band Writing trong vòng một tháng là rất khó, tuy nhiên vẫn có thể làm được nếu chú ý 3 yếu tố sau: Vững cấu trúc- Chắc ý tưởng- Chuẩn từ vựng
(1) Vững cấu trúc
Gồm 3 thành phần nhỏ là Cấu trúc bài, cấu trúc đoạn và cấu trúc câu. Hai thành phần có thể có thể tìm thấy trong Templates về từng dạng bài của IELTS Writing. Nội dung chính của từng đoạn là gì, vị trí và liên kết giữa các đoạn với nhau như thế nào đều có trong các Templates này. Các bạn có thể tải trên website của anh
Về cấu trúc câu, mình cũng không cần học rộng nhiều cấu trúc mà nên sử dụng một số cụm cấu trúc “tủ”, đã dùng đi dùng liệu nhiều lần để đảm bảo tính chính xác. Anh có lọc được 20 cấu trúc từ trong bài mẫu của thầy Simon, các bạn có thể tham khảo ở link này nhé: https://drive.google.com/file/d/13U_U3JNIfLwImmAbwsh1YYceTsFz38Kj/view?fbclid=IwAR1Cot-iSTEcRgwLE90kAiuSvbR0ekDnlIk8XdgJjiFSau5r-yZMZXe6lf8
(2) Chuẩn từ vựng
Có nghĩa các bạn sẽ sử dụng những từ vựng mình chắc chắn hiểu rõ nghĩa và cách dùng theo ngữ cảnh thay vì liều lĩnh sử dụng một từ “band cao” để thể hiện khả năng từ vựng của mình. Hãy ưu tiên sự rành mạch, rõ ràng, đúng nghĩa thay vì văn hoa, hào nhoáng các em nhé.
Một công cụ anh thấy sử dụng để học từ rất hiệu quả đó là Chat GPT, bất cứ khi nào em học được một từ mới nâng cao thì hãy hỏi Chat GPT xem nghĩa của hai từ đó khác nhau như thế nào nhé. Ví dụ: What is the difference between “waste” and “squander”?. Các bạn sẽ hiểu được cách dùng đúng, học từ nào chuẩn từ đó luôn.
(3) Chắc ý tưởng
Chính là việc mình phát triển ý một cách rõ ràng, mạch lạc, có công thức hẳn hoi chứ không phải viết một cách tuỳ ý, viết xong câu đầu mới nghĩ tiếp câu thứ hai. Có hai công thức phổ biến là PEEL và PEER các bạn có thể tham khảo. Hướng dẫn công thức PEER xem tại đây: https://ieltsxuanphi.edu.vn/cam-nang-huong-dan-mo-rong-y-tuong-cong-thuc-peer/
Các bạn học Khóa cấp tốc của anh cũng có nhiều bạn bật từ 0.5-1 band chỉ sau 1 tháng nhờ học theo Lộ trình Cá nhân hóa và chăm chỉ gửi bài để chữa. Không gì là không thể, các bạn hãy cố gắng lên nhé!
LISTENING
- Sai nhiều ở Part 3
– Em học listening ở section 3 là sự khó khăn vs em. Vì nếu khoanh keyword từ câu hỏi đến đáp án r em sẽ bị nhiễu thông tin. Em nên xử lý ntn ạ?
– em hiện tại đang bị yếu dạng bài tập chọn đáp án của reading và part 3 listening thầy có thể chỉ em một vài phương pháp để khắc phục được không ạ
Trả lời:
Listening Part 3 gặp vấn đề chứng tỏ khả năng Nghe thông tin khái quát (Listening for Gist) của mình còn khá yếu. Phần này tương đối khó vì đòi hỏi phải nâng cao khả năng ghi nhớ và tổng hợp thông tin. Anh có lời khuyên sau, các bạn tham khảo nhé:
(1) Thông tin cần để trả lời cho một câu hỏi IELTS Listening thường không dài, chỉ trong khoảng 1-3 câu thoại, nên các em cũng chỉ cần luyện tập khả năng ghi nhớ và xử lý thông tin trong phạm vi đó, không cần luyện cao hơn.
(2) Sau khi làm bài nghe, nhất là dạng bài Multiple Choice và Pick from a list hãy nghe lại theo từng cụm 2-5 câu, dừng lại sau mỗi cụm để tổng hợp ý chính. Trong khi nghe có thể take note để hỗ trợ.
(3) Luyện riêng một số dạng bài như Multiple Choice hoặc Map (những dạng thường gặp trong Part 2, Part 3). Không cần luyện full test mà hãy tập trung vào những phần còn yếu trước để bật band hiệu quả hơn.
- Mất tập trung khi làm bài
– Khi em làm bài nghe, em có thể nghe được từ đó là từ gì, nhưng không thể hiểu nghĩa của nguyên đoạn dài. Khi điền đáp án em có thể xác định từ loại của chỗ trống nhưng không biết phải điền name hay một từ khác. Ngoài ra thì em rất dễ mất tập trung khi nghe và dễ bị mất dấu bài nghe.
– Em nghe listening rất dễ mất tập trung vì phải nhớ thông tin mình cần nghe và 1 phần em sợ bị miss. Cho em hỏi khi nghe mình có nên take note song song ko hay là em nên luyện tập ko cần take note ạ?
Trả lời:
Muốn làm tốt Listening thì phải rèn được sự tập trung tốt. Anh biết nhiều bạn có khả năng tập trung khá chưa tốt và thường bị xao nhãng bởi tác động bên ngoài. Mình cần khắc phục điểm yếu này trước rồi mới luyện sang nghe hiểu nội dung nha.
Để tăng khả năng tập trung, cần bỏ các tác nhân gây xao nhãng như các thiết bị điện tử không cần thiết và chọn một không gian yên tĩnh để luyện tập. Trong khi nghe audio, đừng để ý gì đến Band điểm, cũng đừng nghĩ mình đã làm sai hay làm đúng bao nhiêu câu. Nếu không may nhỡ câu nào cũng bỏ qua luôn vì mình còn rất nhiều câu khác để hoàn thành. Các bạn có thể sử dụng App Elevate luyện Listening Focus hoặc tập thói quen hít thở sâu trước khi vào bài cũng rất tốt để rèn sự tập trung.
Ngoài ra theo như anh biết, có rất nhiều các phương pháp khác giúp cải thiện sự tập trung như Pomodoro, thiền,…Các bạn có thể search thêm trên Youtube để tìm hiểu và thử một vài phương pháp. Sự tập trung hoàn toàn có thể cải thiện được nếu tìm cho mình một phương pháp luyện tập phù hợp và tạo thói quen với nó.
- Khả năng nghe hiểu yếu
– Dạ thưa thầy, con cứ luôn bị struggle với Listening. Band của con nó không ôn định, khi nghe, còn dễ bị bối rối, vì có thể con có thể nghe được những từ recording nói, nhưng lại chưa kịp tư duy ra ý nghĩa của nó và chọn đáp án thì nó đã chuyển sang nói ý của câu khác rồi. Nên dẫn đến con chỉ đạt được tầm 5.5 – 6.0 mãi. Không biết phải làm sao mới lên đc 7.0 ạ. Nhờ thầy tư vấn giúp con. Con cảm ơn ạ!
– em còn yếu về kỹ năng nghe hiểu. em thường sai ở part 2 và part 3 listening
Trả lời:
Nghe hiểu là yếu tố then chốt nhất khi làm bất kỳ dạng bài nào của Listening. Đối với các bạn aim 7.0+ trở lên, kỹ năng này được xem như bắt buộc phải có.
Các bạn có thể luyện tập theo phương pháp Nghe chép Take note: Nghe không dừng từ đầu đến cuối một đoạn audio ngắn, ghi chú tất cả những gì có thể rồi tự tổng hợp lại nội dung đã nghe được trước khi nghe lại từ đầu. Không cần nghe nội dung phức tạp, cứ luyện đoạn ngắn 2’-3’ trước, rồi dần tăng độ khó, độ dài lên sau.
Cách luyện Nghe hiểu rất đơn giản, nhưng cái khó là cần sự kiên trì và đều đặn. Các bạn nên tập thường xuyên ít nhất 30’/ ngày, như vậy mới có thể cải thiện nhanh chóng.
Thêm một yếu tố quan trọng nữa, đó là làm quen với việc nghe tiếng Anh. Do chưa quen với cách diễn đạt của người bản xứ nên đôi khi dù hiểu nghĩa từng từ trong câu, nhưng lại không hiểu nghĩa của cả câu. Cách khắc phục tốt nhất đó là chăm xem Script để nắm được cách diễn đạt và cấu trúc ngữ pháp người bản xứ hay sử dụng. Biết cách tận dụng Script sẽ tăng Band rất hiệu quả, nếu các bạn quan tâm thì gửi vào Q&A lần sau anh sẽ chia sẻ chi tiết hơn nha.
- Xin cách bật 8.0+ Listening
– Hiện tại band lis e đang 6-6.5 và mong muốn đạt aim 8-8.5, dự định tháng 11 hoặc 12 thi ạ. E muốn hỏi phương pháp học hiệu quả và tài liệu lấy ở đâu để có thể hỗ trợ nhiều nhất ạ.
– Em aim listening và reading 8.0+ nhưng hiện giờ chỉ dừng lại ở ~6.5 vài tháng nay không lên được ạ và T8 năm nay e thi rồi.
– Em đang luyện sách Cam và phần Listening được 7.0 ạ. Em rất muốn bật được lên band 8+ ở kĩ năng này mà không biết cần làm gì ạ
Trả lời:
Bật lên 8.0 hoặc thậm chí 9.0 Listening không hề đơn giản, tuy nhiên có một vài kinh nghiệm anh muốn chia sẻ cho các bạn như sau:
(1) Xử lý các vấn đề
Hầu như các bạn tắc band ở 6.0-6.5 một thời gian dài do gặp những vấn đề liên quan đến dạng bài hoặc khả năng nghe hiểu. Lúc này không nên ham luyện full test mà thay vào đó, nên bổ nhỏ vấn đề và giải quyết từng phần một. Về lâu dài sẽ giúp nền tảng được củng cố, khi ôn luyện lên Band cao cũng dễ dàng hơn
(2) Luyện nghe đa dạng và phức tạp hơn
Đa dạng về “accent”, không chỉ gói gọn trong giọng Anh hay Mỹ chuẩn nữa mà nghe cả Anh – Úc, Anh – Scotland… để quen tai. Đồng thời nghe các nội dung sâu hơn, có tính chất nghiên cứu hay phân tích như các kênh Youtube: Vox, School of life, Ted-ed. Ngoài ra, không thể bỏ qua các bộ phim và song song luyện đề Listening Cambridge.
(3) Chọn nguồn nghe khó
Listening là kỹ năng Thụ Động nên cần phải tập với tài liệu khó một chút mới có thể bật lên. Thay vì luyện nguồn mà nghe 1 lần đã hiểu được đến 80% nội dung, chỉ còn 20% phải tua lại, các em hãy Nghe chép chính tả các nguồn mà nghe lần 1 chỉ hiểu được ~60-70% thôi nhé. Nghe chép chính tả là phương pháp anh luyện đến sát ngày thi và cũng là “bảo kiếm” giúp anh đạt 9.0 Listening đó.
Bạn nào mới bắt đầu thì nghe các tài liệu ngắn trên Listen A Minute, Esl-lab, BBC Learning English. Tầm band 5-6+ thì có thể nghe chép bất kỳ đoạn audio/video ngắn nào từ Dailydictation, TED-ed, Movies, Talk shows…
Ngoài ra, các bạn muốn tận dụng luôn bộ Cambridge để nghe chép thì sử dụng tài liệu soạn sẵn theo 3 Levels này của anh nhé: https://ieltsxuanphi.edu.vn/tai-lieu-nghe-chep-chinh-ta-basic/?fbclid=IwAR0VY4KOdC8Ci4FF-L5mgegFR6Js3Nu3G58lyogL9nC2nU-5rtLaNgQhzxI
(4) Luyện “Hardcore”
Với các bạn có mục tiêu Listening từ 8.0 lên 8.5-9.0 thì đây giai đoạn gian nan nhất vì khả năng gần như đã đạt đến ngưỡng, phải tập rất nặng mới có thể tiến bộ. Lúc này, vẫn luyện nghe chép chính tả nhưng nghe những nguồn đặc biệt khó như nói nhanh, nhiều tạp âm… để bật hẳn khả năng của mình. Khi luyện đề cũng chỉ luyện với tốc độ 1.25x trở lên, rồi mở đề ra làm luôn mà không gạch chân từ khóa trong câu hỏi hay đáp án. IELTS Xuân Phi cũng có rất nhiều bạn 8.5+ Listening nhờ cách học sâu như thế này đó.
Quan trọng nhất, muốn bật lên Band cao cần rất nhiều nỗ lực, các bạn hãy cố gắng lên nhé!
READING
- Dạng bài Matching Headings
– Làm sao để cải thiện band điểm reading ạ, em cứ bị tắc ở 5.5-6.0 và thường là các dạng matching, và multiple choice
– (Aim 8+, quý 3 thi) Reading matching heading rồi matching information cũng khá khó ạ
– Reading của e đều đang ở mức 6.5-7.0 nhưng e muốn cải thiện lên 7.5. Hiện tại e còn gặp một số khó khăn trong các dạng bài matching chủ yếu nằm ở việc tóm lại nội dung chính (mặc dù e hiểu đoạn đó viết gì nhưng nội dung chính thì tóm bị sai) dẫn đến việc chọn headings và information sai. E rất mong nhận được tips của thầy ạ.
Trả lời:
Dạng Matching Headings trong Reading quả thực rất khó. Trước đây anh cũng hay sai các dạng bài này nhưng sau khi biết và áp dụng 1 số Tips sau thì đã cải thiện rất nhiều. Các bạn tham khảo nhé:
(1) Làm cuối cùng. Dạng bài này thường xuất hiện đầu tiên nhưng anh khuyên em không nên làm ngay mà làm những câu hỏi khác trước để hiểu được nội dung bài đã rồi mới quay lại làm.
(2) Để ý sai dây chuyền. Khi làm bài em đừng loại trừ các đáp án đã chọn vì chưa chắc đó đã là đáp án đúng. Phương án nào chọn rồi vẫn có thể chọn lại.
(3) Lập keyword table sau khi làm. Đây là bảng tổng hợp các cụm từ đã được paraphrase trong bài, hay nói cách khác là bảng ghi các từ đồng nghĩa. Các bạn thường khó tìm thông tin hơn nếu đáp án và bài đọc bị paraphrase nên việc làm này rất quan trọng.
Ngoài ra, các bạn có thể áp dụng các Tips trên và làm riêng dạng Matching trong các tài liệu Test Plus 2, 3 và IELTS Trainer 2 để luyện tập nha.
- Không biết cách học ôn từ vựng
– Một ngày nên nạp bao nhiêu từ vựng ạ ? (Em aim band 7.0 thi vào quý 3 ạ)
– Làm thế nào để tăng vốn từ vựng, có thể nhớ và áp dụng được từ đã học ạ.
– Em hay bị ngợp bởi vì có quá nhiều từ mới, từ học thuật thì nên làm gì ạ?
– Anh có thể share cách học từ mới dễ nhớ và nhớ lâu được không ạ
Trả lời:
Từ vựng là một trong những vấn đề được các bạn quan tâm nhất khi nói về Reading. Điều này hoàn toàn dễ hiểu bởi đây là yếu tố then chốt giúp các bạn bật Band điểm. Anh sẽ chia sẻ thật chi tiết về phần này (kèm tài liệu) để các bạn học thật hiệu quả nha.
Đầu tiên, nên học bao nhiêu từ vựng để đạt aim 7, aim 8? Theo một số nguồn thì để đạt 6.0 cần 5500-6000 từ, 7.0 cần 8500-9000 từ, 8.0+ chắc chắn cần nhiều hơn và phải biết cả một số từ chuyên ngành nữa. Số lượng nghe rất lớn nhưng cũng có nhiều cách để học nhanh.
Vậy nên học nhanh từ vựng thế nào? Thay vì tự đi lọc từ vựng và ghi chú, có thể học theo các list có sẵn. Như học viên của anh, các bạn được học list từ cơ bản trong tiếng Anh -> List từ cơ bản IELTS Listening, Reading -> List từ vựng nâng cao theo chủ đề …(Anh để link tải ở dưới nha). Đồng thời, trong quá trình học cũng nên tích cực dùng các app như Quizlet, Cram… để tăng khả năng ghi nhớ từ vựng. Các app thiết kế theo dạng game, chơi rất vui, giảm căng thẳng được rất nhiều.
- Bộ từ vựng cơ bản: https://ieltsxuanphi.edu.vn/bo-tu-vung-co-ban-cho-ielts-reading-trong-28-ngay/
- Bộ từ vựng nâng cao: https://ieltsxuanphi.edu.vn/but-pha-tu-vung-ielts-reading-nang-cao-trong-4-tuan/
- Các App học từ vựng hiệu quả: https://ieltsxuanphi.edu.vn/review-3-app-hoc-tu-vung-reading-hieu-qua-nhat-hien-nay/
Để ghi nhớ từ vựng hiệu quả, quan trọng nhất vẫn là phải SỬ DỤNG để từ vựng không bị “chết”. Cố gắng luyện tập nhiều, Nạp và Xả liên tục. Các bạn có thể đặt câu với từ mới, đặt từ vựng vào trong ngữ cảnh sẽ giúp ghi nhớ tốt hơn. Thêm vào đó, các bạn nên áp dụng phương pháp “Spaced Repetition”, tức phương pháp “Lặp lại ngắt quãng”, rất hiệu quả khi học từ vựng:
Mỗi ngày các bạn chỉ học khoảng 15-20 từ mới. Sau đó khoảng hai ngày lại ôn lại những từ đã học. Từ nào nhớ rồi sẽ cho vào một list từ riêng, từ nào chưa nhớ cho vào list khác để hai ngày sau ôn lại tiếp. Cứ xen kẽ việc học từ mới và ôn lại từ đã học như vậy cho đến khi từ mới lưu lại ở bộ nhớ vĩnh viễn chứ không phải tạm thời nữa.
Cách học từ vựng của anh chỉ gói gọn như vậy thôi, quan trọng nhất vẫn là luyện tập thật đều đặn. Không cần nhồi nhét 80-100 từ/ ngày rồi hôm sau quên sạch, cứ chia nhỏ ra học sẽ đỡ áp lực và hiệu quả hơn nhé.
- Hay sai dạng T/F/NG
– Thầy ơi em còn gần 2 tháng nữa thi rồi mà reading vẫn còn yếu quá cứ ở mãi 5.5 em không đọc được nhanh và không scan được thông tin câu hỏi ấy ạ song đôi khi có nhiều câu phức tạp em không cắt nghĩa được nên khó khăn trong dạng Y/N/NG ạ.
– em xác định được đúng chỗ có đáp án nhưng khi làm bài T/F/NG lại sai rất nhiều. Mong thầy chỉ bảo thêm ạ
Trả lời:
True/ False/ Not given là dạng bài mà chắc chắn từng bạn phải nắm vững trước khi học bất kỳ dạng bài nào khác trong IELTS Reading. Bởi đây là dạng bài rất phổ biến và chắc chắn xuất hiện trong tất cả các đề thi. Dạng này có câu hỏi được sắp xếp theo thứ tự thông tin trong bài nên thường không khó tìm. Khó khăn duy nhất là phân biệt False và Not Given, các bạn xem hướng dẫn trong link này nhé: https://ieltsxuanphi.edu.vn/huong-dan-phan-biet-false-not-given/?fbclid=IwAR3AyUa79mVyxFx8aoIWKWUboihyolBGpOt6FpAuOMyAO_B2-GwWOE5vWto
Ngoài ra khi làm T/F/NG, các bạn có thể áp dụng phương pháp: Tách & Tìm để phân tích câu chính xác (rất hiệu quả trong trường hợp câu dài/ cấu trúc ngữ pháp phức tạp)
Thay vì đọc cả câu dài, các bạn chia câu hỏi thành các mệnh đề hoặc cụm danh từ nhỏ. Ví dụ: “John and Mary / bought a car / because they wanted to go traveling”. Sau đó, tìm trong bài từng mệnh đề hoặc cụm thông tin như trên.
– Chỉ cần 1 trong số các thông tin không có -> Not Given
– Chỉ cần 1 trong số các thông tin sai -> False
– Tất cả các thông tin đều có và đúng như trong bài -> True
Chú ý tài liệu: Dạng bài này có cách ra đề và đáp án khá dễ “controversial”, nên tốt nhất các bạn luyện trong các sách của Cambridge (Bộ Cambridge IELTS, bộ Complete IELTS, bộ Cambridge Official Guide for IELTS…), và lấy đó làm tiêu chuẩn. Các quyển khác có thể luyện nhưng chỉ để tham khảo thôi nha.
Giải bộ Cambridge anh để link ở đây, các bạn sau khi làm bài có thể xem hướng dẫn giải để hiểu rõ hơn nhé: https://ieltsxuanphi.edu.vn/tai-lieu-huong-dan-giai-reading-ielts-cambridge-14-17/
- Làm bài với tốc độ rất chậm
– Em làm 1 bài reading tốn rất nhiều thời gian: 1 passage ~60 phút vậy làm cách nào để làm nhanh ạ.
– Hiện em đang ở 5.5, tốc độ làm bài em rất chậm, em không thể hiểu rõ bài và làm được nếu không dịch bài, nhưng làm vậy lại rất mất thời gian dẫn đến các phần sau thiếu thời gian, và hay gặp từ vựng không hiểu nghĩa gây cản trở.
Trả lời:
Với IELTS Reading, cần bấm giờ từ đầu!
Các bạn có thể không cần làm cả full test, hay thậm chí cả Passage nhưng luôn nên bấm giờ ngay từ đầu khi luyện IELTS Reading nhé. Việc đó sẽ giúp chúng mình gọt giũa tất cả các kỹ năng từ Scanning, Skimming, Comprehension, Question analysis… Mình cứ bấm giờ, nhiều hay ít câu đúng cũng đừng ngại. Sau khi kiểm tra đáp án rồi thì mới nghiền ngẫm kỹ lý do tại sao sai, học từ vựng, ghi chép các chú ý hay vào sổ tay (Sổ Thù Vặt) để lần sau tránh mắc cùng một lỗi.
Anh sẽ chia sẻ thêm về cách luyện Skim & Scan và Speed Reading để các bạn có hướng luyện dần nha.
Đối với Skimming & Scanning, hai kỹ năng cơ bản này rất quan trọng nhưng nhiều bạn bỏ qua. Các bạn tải sách Improve your IELTS Reading, có hướng dẫn các cách di bút chì khác nhau để tìm từ nhanh, cách lựa chọn từ vựng quan trọng trong câu để hiểu nhanh ý của câu, của đoạn. Chỉ cần luyện khoảng 1-2 tuần là sẽ cải thiện rõ luôn, không khó chút nào.
Về “Speed Reading”: Đọc siêu tốc, là một kỹ năng nền cực quan trọng trong việc “lên đỉnh” IELTS Reading. Tốc độ đọc bình thường của chúng ta khoảng 200-300 từ/ phút, vậy nếu nâng lên 500-800 từ/ phút thì cũng gần như bài đọc ngắn đi được một nửa vậy. Đa phần các bạn chưa biết, chưa tập nên nghĩ là không thể, là cao siêu… nhưng tốc độ 500-800 từ/ phút có thể đạt được trong 2-4 tuần sử dụng các công cụ như website dưới đây: https://www.spreeder.com/app.php?intro=1&fbclid=IwAR3xNKd4rzF9KDpZ26a6cQFvmpVk8lcRbZ3bX-GlUHv4NOt35vFRy7Aj63Q
Các bạn luyện tốt các kỹ năng bổ trợ như vậy sẽ cải thiện tốc độ làm bài đáng kể đó. Cố gắng áp dụng 2-3 tuần để thấy hiệu quả nha.