Ôn luyện IELTS nên bắt đầu từ những phạm vi kiến thức phù hợp với trình độ hiện tại của mình. Với những bạn học từ con số 0 cần nắm chắc nền tảng ngữ pháp, phát âm và học từ vựng hàng ngày. Bài viết dưới đây sẽ đưa ra cụ thể hơn về những “kiến thức IELTS cơ bản” dành cho bạn.
Ngữ pháp IELTS cơ bản
Một trong những chủ điểm kiến thức Tiếng Anh mà các bạn học sinh trung học thường xuyên được học là ngữ pháp. Với IELTS sẽ có sự khác biệt. Bạn chỉ cần nắm được một số phạm vi ngữ pháp cần thiết để ôn thi như thì, cách chia động từ, dạng từ, cấu trúc câu.
Các thì
Ở trường các bạn đều được tìm hiểu và thực hành với tất cả 12 thì. Tuy nhiên học IELTS cơ bản sẽ phổ biến với 6 thì:
- Hiện tại đơn
- Hiện tại tiếp diễn
- Hiện tại hoàn thành
- Quá khứ đơn
- Quá khứ hoàn thành
- Tương lai đơn
Các thì này chủ yếu được sử dụng trong bài thi IELTS Writing và Speaking. Những thì còn lại như Hiện tại hoàn thành tiếp diễn, quá khứ hoàn thành tiếp diễn, tương lai hoàn thành,…. chỉ cần nhận biết cách dùng và cách chia động từ.
Dạng từ
Dạng từ là kiến thức sơ khai nhất khi học từ vựng Tiếng Anh. Có 4 dạng cơ bản là: danh từ, động từ, tính từ, trạng từ. Để xác định dạng từ chính xác, bạn cần dựa vào hậu tố của từ và vị trí của chúng trong một câu.
Kiến thức ngữ pháp này đặc biệt quan trọng. Nếu chỉ ra đúng dạng từ sẽ giúp bạn làm tốt các dạng bài IELTS. Cụ thể như dạng điền từ, hoàn thành bảng hoặc sơ đồ trong IELTS Listening.
Mệnh đề quan hệ
Bắt đầu từ band 6.0 trở lên, bạn sẽ phải sử dụng những cấu trúc nâng cao và phức tạp hơn như mệnh đề quan hệ, câu bị động.
Cấu trúc mệnh đề quan hệ cơ bản sẽ thể hiện như sau:
- Which/who + V
- Where/when + [S + V]
- That + Verb / [S + V]
Hiểu rõ phần này, bạn sẽ không gặp rắc rối trong việc đọc hiểu thông tin hay sử dụng những câu phức, câu ghép vào bài viết của mình.
Thể bị động
Trong câu bị động, chúng ta nhấn mạnh một sự vật, sự việc bị hoặc được tác động với một sự vật, sự việc khác. Khi đổi từ câu chủ động sang câu bị động, bạn cần lưu ý cách chia động từ sao cho chính xác.
Ví dụ: He has built this house for 2 years. -> This house has been built for 2 years.
Bạn sẽ bắt gặp dạng bị động tường thuật với các động từ như: think, say, believe, consider, assume,… Những từ này cũng thường xuyên được sử dụng để paraphrase câu văn hay thể hiện ý kiến trong bài IELTS Writing.
Ví dụ: Some people think that young people should be required to do unpaid work helping people in the community. -> It is said that young people should be required to do unpaid work helping people in the community.
Mạo từ
Những mạo từ như “a”, “an”, “the” dùng để nhắc đến đối tượng là chủ thể xác định hay không xác định. Kiến thức IELTS cơ bản này dù nhỏ những cũng dễ nhầm lẫn. Chúng sẽ đi cùng với những quy tắc riêng mà bạn cần phải ghi nhớ.
- “An” thường đi cùng với từ bắt đầu bằng một nguyên âm: An apple, an orange, an umbrella. Ngoại lệ: an hour, an honor.
- “A” thường đi với từ bắt đầu bằng phụ âm hoặc lượng số đếm nhất định: a cat, a dog, a year, a month a half kilo of bananas,… Ngoại lệ: a university,…
- “The” được dùng khi vật thể đã xác định hoặc đã được nhắc đến trước đó. Ví dụ: The Earth, the world, the boy that I help.
Còn nhiều trường hợp khác và cách sử dụng những mạo từ này. Bạn có thể tự tham khảo thêm để bổ sung kiến thức cho mình nhé.
>> Tham khảo CÁCH SẮP XẾP THỜI GIAN HỌC IELTS trong năm để lên kế hoạch học IELTS cơ bản cho mình.
Phát âm cơ bản trong IELTS
Học phát âm là điều không thể thiếu khi học một ngôn ngữ. Đặc biệt với IELTS, phát âm còn là một trong 4 tiêu chí quan trọng để đánh giá kỹ năng Speaking. Nói tốt, chuẩn ngữ âm còn giúp bạn bổ trợ cho kỹ năng Listening.
Bảng phiên âm Quốc tế IPA
Hãy bắt đầu làm quen các âm tiết qua bảng phiên âm IPA. Luyện nguyên âm và phụ âm. Ví dụ như một số nguyên âm sau:
/ɑ:/ (father): âm a dài
/ə/ (ago): gọi là âm ơ ngắn, nói giống tiếng Việt nhưng ngắn và nhẹ hơn
/ɜ:/ (bird): âm ơ dài
/i:/ (cheese): âm i dài
/ɪ/ (drink): âm i ngắn, phát âm tiếng Việt nhưng bật nhanh hơn.
Để luyện sao cho chuẩn xác nhất bạn nên học với giáo viên hoặc xem video hướng dẫn khẩu hình miệng. Một số âm có thể nghe gần giống nhau nhưng lại có cách đọc khác.
Phân biệt ending sound “s” và “es”
Hai âm cuối này sẽ giúp bạn xác định được số nhiều, số ít của từ để làm bài thi Listening chính xác hơn và thi Speaking điểm cao hơn. Cũng có những quy tắc khi phát âm “s” và “es”. Bạn cần dựa vào âm tiết cuối của danh từ và động từ đứng trước hậu tố.
- Khi s/es phát âm là /s/: âm cuối của từ là âm câm (walks, stops, topics,…)
- Khi s/es phát âm là /iz/: âm cuối của từ là: -s, –ss -ch, -sh, -x, -z, -o, -ge, -ce.
- Khi s/es phát âm là /z/: những từ có âm cuối có thể phát ra tiếng hay không phải âm câm (plays, dreams, loves, breaths, dreams,…)
Ngữ điệu (intonation)
Ngữ điệu hay còn gọi là giọng điệu, là sự thay đổi lên/xuống giọng của người nói. Ngữ điệu có thể thể hiện được thành ý và cảm xúc trong giao tiếp. Nhờ đó bạn sẽ dễ dàng đoán được hành động và cảm xúc khi một người kể chuyện, ra lệnh hay đang vui, buồn, tò mò,…
- Những loại câu có ngữ điệu xuống giọng: câu trần thuật, câu mệnh lệnh, câu cảm thán, câu hỏi với WH.
- Loại câu nói lên giọng: câu hỏi với Yes/No
- Câu kết hợp lên và xuống giọng: câu liệt kê, câu hỏi đưa ra lựa chọn.
Từ vựng theo kỹ năng
Riêng đối với từ vựng thì bạn nên trau dồi thường xuyên. Ngay cả trong quá trình ôn luyện đề IELTS. Bởi học từ vựng đòi hỏi sự ôn tập nhiều lần kết hợp với thực hành mới ghi nhớ lâu. Vậy cần học từ vựng như thế nào? Dưới đây là các chủ đề từ vựng sẽ xuất hiện trong đề thi IELTS mà bạn nên lưu ý.
- Education
- Work
- Town and City
- Lifestyle
- Technology
- Environment
- Animal rights
- Government and Society
- Health
- Personal Development
- Traditions and Modern life
- Media
- Transport
- Celebrities
- History
- Gender
- Crime
- Global issues
- Guns and Weapons
- Tourism
- Marriage and Family
- Money
- Fashion
- Housing and Architecture
- Invention
Trên đây là tổng hợp những kiến thức IELTS cơ bản nhất mà bạn nên nắm được trước khi làm đề. Hãy ôn tập có kế hoạch và thường xuyên ứng dụng vào các dạng bài IELTS để đi thi thật tốt bạn nhé!