Là người mới bắt đầu học IELTS Writing chắc hẳn sẽ có đôi lần bạn hoang mang không biết nên học gì để đạt điểm số mong muốn. Liệu có nên làm đề ngay không hay cần học kiến thức nền tảng trước? Vì vậy trong bài viết này, IELTS Xuân Phi sẽ chỉ ra cách học Writing cho người mới bắt đầu đơn giản, dễ hiểu mà vô cùng đầy đủ. Các bạn hãy cùng tham khảo xem nhé!
Tìm hiểu về bài thi Writing IELTS
Cấu trúc đề thi
Với hai hình thức thi IELTS Học thuật và Tổng quát hiện nay mà cấu trúc bài thi Writing cũng có sự khác nhau.
- Writing IELTS Học thuật:
Task 1: Yêu cầu mô tả, phân tích, so sánh dữ liệu trên biểu đồ cho sẵn.
Task 2: Viết một bài luận trình bày quan điểm, nêu ý kiến về một vấn đề mang tính xã hội. Văn phong trang trọng.
- Writing IELTS Tổng quát:
Task 1: Viết một lá thư đề nghị hoặc cung cấp thông tin về một tình huống cho sẵn.
Task 2: Viết một bài luận phản hồi lại một quan điểm với văn phong tự nhiên, gần gũi.
Tiêu chí chấm điểm
Tuy vậy nhưng giữa hai loại hình thi lại có sự tương đồng về thời gian thi là 60 phút và tiêu chí chấm điểm. Cụ thể 4 tiêu chí chấm điểm bài Writing bao gồm:
- Task achievement
– Trả lời đủ, rõ ràng, đúng trọng tâm các câu hỏi mà đề bài đưa ra.
– Đáp ứng số từ tối thiểu là 250 từ.
- Coherence and cohesion
– Đánh giá tính mạch lạc, sự liên kết giữa các luận điểm với nhau.
– Tổng thể bài viết logic, dễ hiểu, đủ ý.
- Lexical resource
– Đánh giá sự đa dạng, khả năng sử dụng từ vựng, collocations và idioms.
– Khả năng paraphrase.
- Grammatical range and accuracy
– Sử dụng đa dạng và chính xác các cấu trúc ngữ pháp, các thì.
– Tránh các lỗi sai cơ bản như mạo từ, số ít, số nhiều, trật tự từ, dấu câu,…
Quá trình học Writing cho người mới bắt đầu
Xác định mục tiêu điểm Writing IELTS
Học Writing cho người mới bắt đầu sẽ có nhiều khó khăn ở những giai đoạn đầu. Sau khi hiểu rõ về cấu trúc bài thi và cách chấm điểm, hãy tự tin đặt cho mình một mục tiêu. Bạn có thể ghi ra 6.0, 6.5 IELTS Writing hoặc 7.0, thậm chí cao hơn. Điều này sẽ tùy thuộc vào thời gian ôn tập là bao nhiêu lâu và cả trình độ hiện tại của bạn.
Khi đã lựa chọn được mục tiêu, bạn có thể dễ dàng xây dựng từng bước kế hoạch để hiện thực hóa nó.
Lên kế hoạch học Writing cho người mới bắt đầu
Chuẩn bị kế hoạch càng cẩn thận, chi tiết bao nhiêu thì bạn càng tiết kiệm thời gian, công sức bấy nhiêu. Bạn trang bị mọi thứ từ các nguồn tài liệu, đồ dùng học tập đến các kiến thức, lý thuyết, dạng bài phải làm ra sao. Đầu tiên, bạn cần một số thứ quan trọng liên quan đến tài liệu hay nguồn học.
Chuẩn bị nguồn học Writing cho người mới bắt đầu
Có rất nhiều đầu sách ôn luyện Writing hiện nay, phải kể đến một số cuốn nổi bật như sau.
- Get Ready for IELTS Writing
- Basic IELTS Writing
- Barron’s Writing for IELTS
- Improve your IELTS Writing Skills
- Marvellous techniques for IELTS Writing
Người mới bắt đầu học Writing sẽ cần phải có lịch trình cụ thể và thật khoa học. Nhờ đó bạn mới có cơ sở để bám sát vào kiến thức để theo đuổi mục tiêu của mình. Chẳng hạn với thời lượng ôn luyện khoảng 2 giờ một ngày, bạn có thể phân chia ra các ngày như sau:
- Học Writing Task 1: thứ 2, thứ 6
- Học Writing Task 2: thứ 3, thứ 5
- Ôn lại kiến thức Task 1 và Task 2: thứ 7
- Tổng quan lại kiến thức của cả tuần: chủ nhật
Vậy nên ôn luyện những kiến thức gì trong Writing Task 1, Task 2? Chúng ta hãy cùng đi sâu vào từng phần một.
Học Writing Task 1 cơ bản
Bước 1: Củng cố từ vựng và ngữ pháp
Bài Writing Task 1 biểu đồ thường xuất hiện nhiều dạng khác nhau. Bạn có thể nhóm chúng vào các phần bao quát hơn như:
- Từ vựng cho dạng biểu đồ cơ bản (cột, đường, tròn, kết hợp)
- Từ vựng cho dạng Map
- Từ vựng cho dạng Process.
Bước 2: Tập viết theo dạng bài
Sau khi đã chuẩn bị từ vựng thì bạn cần tách nhỏ ra từng dạng để luyện viết. Đây là 7 dạng bài IELTS Writing Task 1 thường gặp:
- Biểu đồ cột (bar chart)
- Biểu đồ tròn (pie chart)
- Biểu đồ đường (line graph)
- Bảng số liệu (table)
- Biểu đồ kết hợp (mixed chart)
- Bản đồ (map)
- Quy trình (process)
>>> Để hiểu rõ từng dạng bạn hãy tham khảo đề mẫu qua bài: Tổng hợp 7 dạng bài Writing Task 1 phổ biến.
Với mỗi dạng bài, bạn tập viết từng phần, lên outline cho thân bài. Sau đó là viết bài hoàn chỉnh. Cụ thể về cấu trúc một bài viết Task 1 cơ bản sẽ gồm có các phần sau đây mà bạn cần ghi nhớ:
- Mở bài (Introduction)
- Tổng quan (Overview)
- 2 phần thân bài (Detail)
Bước 3: Luyện đề
Qua giai đoạn học kiến thức nền và tập phân tích biểu đồ, bạn tiến hành bước vào quá trình luyện đề. Luyện đề nhiều sẽ giúp bạn làm quen với đề thi, có cảm giác như đi thi thật để chuẩn bị tâm lý. Bạn tìm một số cuốn sách chuyên luyện đề như bộ Cam. Bộ Cam luyện đề có tất cả 16 cuốn. Tuy nhiên bạn chỉ nên luyện từ cuốn 10 trở đi hoặc 3-4 cuốn mới ra gần đây nhất vì gần với cấu trúc đề thi hiện nay. Hãy tìm những đề Writing Task 1 rồi viết thử như đi thi thật. Đừng lo nếu gặp đề khó, bạn có thể tham khảo bài mẫu để lấy ý tưởng rồi viết nháp nhé.
Học Writing Task 2 cơ bản
Tương tự với Task 1, học Task 2 cũng trải qua 3 bước cơ bản.
Bước 1: Củng cố từ vựng và ngữ pháp
Bạn cần bổ sung cho mình vốn từ vựng theo những chủ đề thường xuất hiện trong đề thi như sau.
- Education
- Work
- Family & children
- Environment
- Health
- Crime
- Technology
- Government spending
- Transportation
- City life
- Languages
- Food and diet
- Animals
- Media & advertising
Bước 2: Tập viết theo dạng bài
Tiếp theo đến bước luyện viết Task 2. Nhưng trước tiên bạn sẽ cần tìm hiểu kỹ từng dạng bài để lên dàn bài viết cho phù hợp. Có 5 dạng bài phổ biến trong Writing Task 2 như sau:
- Argumentative/Opinion/Agree or Disagree
- Discussion both views
- Problem & solution
- Advantage & disadvantage
- Two-part question
Mỗi dạng bài có những đặc điểm riêng mà bạn cần phải nắm rõ để có thể phân biệt được. Điều này giúp cho việc phân tích đề hiệu quả hơn. Khi luyện viết, bạn nên tập viết từng đoạn một sau đó lắp ghép chúng vào với nhau. Bắt đầu từ mở bài, thân bài 1, thân bài 2 và cuối cùng là kết bài.
Bước 3: Luyện đề
Khi đã ổn định về mặt kiến thức cũng như kỹ năng viết bài, sẽ là lúc bạn chuyển sang luyện đề. Hãy cố gắng luyện đề thật chăm chỉ đến lúc đi thi. Trong quá trình đó, bạn có thể trau dồi thêm cho mình một số collocations và idioms hay để bài viết có cơ hội nâng cao band điểm. Về tài liệu luyện đề, bạn cũng sử dụng bộ Cambridge IELTS Practice Test huyền thoại. Bộ này có mức độ tương đương đề thi thật. Nếu bạn muốn thử sức khó hơn thì có thể làm thử ở các cuốn IELTS Practice Test Plus hoặc Road To IELTS (British Council) cũng rất phù hợp.
Tạm kết
Hy vọng bài viết trên đây đã đem lại những thông tin hữu ích về cách học Writing cho người mới bắt đầu. Để chốt lại thì bạn cần sự chuẩn bị kỹ càng về từ vựng, ngữ pháp cùng với việc nắm rõ các dạng bài viết. Sau đó là luyện đề hàng ngày để trình độ ngày một cải thiện hơn. Đặc biệt bạn có thể tham khảo khóa học IELTS Writing cho người mới bắt đầu tại IELTS Xuân Phi. Một khóa học bài bản có sự hướng dẫn của đội ngũ học thuật mạnh về chuyên môn sẽ giúp bạn đạt mục tiêu trong thời gian sớm nhất!