Có không ít bạn lúc ôn thi rất kỹ nhưng khi làm bài thực tế thường hay mắc phải các lỗi sai hay thiếu thời gian làm bài. Từ đó dẫn đến kết quả không như kỳ vọng. Vì vậy trong bài viết dưới đây, IELTS Xuân Phi sẽ tổng hợp lại “cách làm bài Reading hiệu quả” chi tiết đối với từng dạng bài bạn nhé.
Những điều cần lưu ý để có thể làm bài Reading hiệu quả
Cấu trúc bài thi
- Thời gian thi: 60 phút (bài thi sẽ diễn ra ngay sau phần IELTS Listening)
- Nội dung đề thi: 3 bài đọc khoảng 1500 từ thuộc nhiều chủ đề khác nhau như khoa học, môi trường, lịch sử,…
- Số câu hỏi cần hoàn thành: 40 câu
- Số điểm đạt được tối đa: 40 điểm
Như vậy với mỗi câu đúng bạn sẽ được 1 điểm. Tổng số câu đúng sẽ tương ứng với thang điểm như bảng sau đây.
Lưu ý đây là bảng điểm công khai cho nên bạn có thể dựa vào đó để tự xác định trình độ của mình nhé.
Để làm bài Reading hiệu quả, bạn cần nắm được các dạng câu hỏi thường xuất hiện trong đề. Sẽ có khoảng 9 dạng như sau:
- Multiple Choice
- Matching Headings
- Matching Information
- Matching Ending
- True/False/Not given, Yes/No/Not given
- Sentence Completion
- Notes/Table/Flow Chart Completion
- Diagram Labelling
- Short Answer Questions
Chắc chắn đề thi sẽ không cho hết 9 dạng này. Tuy nhiên bạn cần chuẩn bị chiến thuật ôn luyện cho tất cả để có thể hoàn thành tốt phần thi của mình.
Cách làm bài Reading hiệu quả mà không tốn thời gian
Chúng ta sẽ đi vào chi tiết, xác định đặc trưng của các dạng và cách làm phù hợp.
Multiple Choice
Multiple Choice là dạng bài trắc nghiệm. Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp dạng này ở bất cứ bài thi nào chứ không chỉ riêng IELTS. Đề thi sẽ cho từ 3 đến 4 đến đáp án và bạn cần chọn 1 đáp án đúng. Ngoài ra với IELTS Reading, đề bài có thể yêu cầu bạn chọn 2 đáp án.
Cách làm Multiple Choice Reading hiệu quả:
- Đọc kỹ các lựa chọn A, B, C,… và gạch chân từ khoá
- Sử dụng Skim và Scan đọc lướt thông tin để tìm từ khoá có liên quan đến câu hỏi.
- Nhận biết các cụm từ được paraphrase mà câu hỏi cho, dùng nó để đối chiếu với thông tin trong bài đọc
Matching Headings
Đây là dạng bài nối tiêu đề. Đề bài sẽ cung cấp khoảng 7 tiêu đề để bạn có thể nối chúng với các đoạn văn phù hợp. Lưu ý số lượng tiêu đề sẽ nhiều hơn số lượng đoạn văn. Bạn cần xác định đúng đáp án để không bị nhầm lẫn.
Một số tips hữu ích để xử lý dạng này:
- Tìm ra câu chủ đề hoặc luận điểm chính của đoạn văn. Chúng thường nằm ở đầu hoặc ở cuối cùng trong đoạn.
- Nếu phân vân giữa các đáp án, bạn cần đọc cả đoạn văn để nắm được nội dung cụ thể. Lúc này kỹ thuật Scanning và Skimming sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian.
- Chú ý và ghi nhớ lại các từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa của từ khoá mà bạn xác định được.
- Luôn ghi lại đáp án ra nháp trước, cuối cùng bạn có thể dùng phương pháp loại trừ để hoàn thành hết dạng bài này.
Matching Information
Dạng này thường khiến nhiều bạn ngao ngán vì tốn quá nhiều thời gian để tìm đáp án. Chưa kể còn gây khó khăn cho ta nếu gặp nhiều từ vựng chuyên ngành. Tuy nhiên vẫn có những chiến thuật và cách làm bài Reading hiệu quả ở dạng này.
Bạn cần phải:
- Hiểu rõ phần “Information” mà đề cung cấp
- Gạch chân các từ và cụm từ “keywords”
- Đọc lướt nhanh và xác định ý chính của đoạn văn bằng cách vận dụng kỹ thuật Skimming.
- Lưu ý các từ và cụm từ được paraphrase để tránh chọn nhầm đáp án.
Matching Features
Trong bài Reading phải có tới 3 đến 4 dạng Matching. Trong đó Matching Features là dạng bài nối đặc điểm. Đề bài thường đưa sẵn hai nhóm thông tin. Một nhóm gồm các câu miêu tả chi tiết. Nhóm còn lại sẽ cung cấp các danh từ riêng là đặc điểm của người, vật hay địa điểm nào đó.
Tips giúp bạn làm Matching Features hiệu quả:
- Xác định chính xác bối cảnh của đặc điểm
- Lưu ý giữa hai nhóm thông tin sẽ không nhắc lại các từ mà sẽ paraphrase bằng từ đồng nghĩa.
- Lưu ý thứ tự câu hỏi sẽ không theo trình tự bài đọc. Bạn có thể sẽ phải đọc đi đọc lại một đoạn văn bất kỳ. Do đó hãy vận dụng kỹ thuật Scan để định vị thông tin nhanh hơn bạn nhé.
Matching Ending
Đối với dạng này, bạn cần nối 2 thông tin với nhau để tạo thành câu hoàn chỉnh. Đề bài cũng cho sẵn hai nhóm thông tin gồm một danh sách chứa các câu “no endings” và một danh sách là “endings”. Bạn sẽ cần vận dụng khả năng đọc hiểu, vốn kiến thức ngữ pháp và cách liên kết làm cho câu có ý nghĩa hơn.
Matching Ending thường ít gặp trong đề thi nhưng không phải là không có. Bạn nên ôn luyện đầy đủ và chú ý cách làm sau.
- Đọc kỹ yêu cầu đề bài
- Đọc trước hai nhóm thông tin mà đề bài cung cấp, sau đó gạch chân từ khoá.
- Tìm trong đoạn văn những nội dung tương ứng và phù hợp nhất.
- Kiểm tra lại một lượt các từ vựng, ngữ pháp nhằm đảm bảo độ chính xác.
True/False/Not given, Yes/No/Not given
Dạng bài này rất hay xuất hiện trong Reading IELTS. Và nó cũng khiến các thí sinh phải dở khóc dở cười vì nhiều lần nhầm lẫn giữa False, No và Not given. Thậm chí các bạn cũng dễ ghi nhầm True, False thành Yes, No hoặc ngược lại.
Một trong những cách làm bài Reading hiệu quả cần vận dụng khi làm dạng này đó là dựa vào “fact”. So sánh với thông tin trong đoạn văn, nếu bạn thấy:
- Thông tin đầy đủ và chính xác ➝ True
- Thông tin thiếu hoặc trái ngược hoàn toàn ➝ False
- Thông tin không được nhắc đến ➝ Not given
Đối với Yes/No/Not given cũng tương tự như vậy nhưng cần dựa theo quan điểm của tác giả để đối chiếu. Đặc biệt bạn cần lưu ý:
- Hiểu và nắm rõ các đáp án trước khi trả lời
- Chỉ câu nào thể hiện chính xác và có mức độ giống trong bài đọc mới là True hoặc Yes.
Sentence Completion
Đây là dạng bài hoàn thành câu, bạn cần điền vào chỗ trống theo đúng yêu cầu đề bài. Thông thường sẽ cần điền không quá 2 từ (no more than two words from a text). Bạn lưu ý lấy chính xác thông tin từ đoạn văn và không cần paraphrase.
Cách làm bài Reading hiệu quả đối với dạng này:
- Đọc kỹ đề bài, tránh điền quá số từ hoặc sai định dạng cho phép.
- Xác định loại từ cần điền vào chỗ trống (danh từ, động từ, tính từ,…)
- Xác định đoạn văn chứa thông tin cần điền. Khi bạn tìm được vị trí của một câu thì các câu tiếp theo sẽ nằm theo thứ tự đoạn văn.
Notes/Table/Flow Chart Completion
Đây là một trong những dạng câu hỏi phổ biến và còn được gọi bằng cái tên khác là Gap Fill. Bạn sẽ phải dựa vào bài đọc, lấy thông tin rồi điền vào bảng biểu ghi chú hoặc biểu đồ cho sẵn. Cách làm cũng tương tự như dạng Sentence Completion. Cần đọc kỹ yêu cầu đề bài để xác định điền chữ hay số, số lượng từ cần bao nhiêu. Sau khi hoàn thành, bạn kiểm tra lại các lỗi ngữ pháp, lỗi chính tả của từ được điền. Đi thi gặp dạng này sẽ không sợ tốn thời gian. Bởi hầu như toàn bộ đáp án đều thuộc một đoạn văn.
Diagram Labelling
Dạng câu hỏi này yêu cầu bạn điền thông tin vào một sơ đồ hoặc quy trình bất kỳ. Có thể điền chữ hoặc con số tuỳ bài ra đề.
Tips để làm tốt dạng này:
- Quan sát sơ đồ/quy trình, sau đó xác định loại từ cần điền
- Tìm vị trí có chứa những thông tin phù hợp trong bài đọc.
- Lưu ý dựa vào từ khoá và hình ảnh của sơ đồ để tìm đoạn văn. Câu trả lời thường chỉ nằm trong một đoạn văn nhất định. Do vậy bạn không nhất thiết phải đọc hết cả bài.
- Kiểm tra lại ngữ pháp, chính tả và thông tin để không bỏ sót một lỗi nhỏ nào.
Short Answer Questions
Short Answer Questions là một dạng bài IELTS Reading đã xuất hiện từ lâu. Nay gần như ít thi vào nhưng thỉnh thoảng cũng gặp trong các đề thi máy. Bạn sẽ phải trả lời những câu hỏi liên quan tới nội dung được đề cập trong bài đọc.
Đề bài có thể yêu cầu bạn trả lời không quá 2 từ hoặc không giới hạn số từ. Để làm tốt dạng này trước tiên bạn nên đọc các câu hỏi. Xác định keyword rồi tìm chúng trong đoạn văn. Bạn kết hợp thêm 2 kỹ thuật Skimming và Scanning để tiết kiệm thời gian đọc hiểu hơn. Lưu ý câu trả lời bạn lấy chính xác từ đoạn văn nhé.
Tạm kết
Như vậy qua bài viết trên đây, IELTS Xuân Phi đã chia sẻ từng dạng bài IELTS Reading chi tiết và cách làm bài Reading hiệu quả. Mỗi bài đọc bạn có thể gặp ngẫu nhiên từ 2 đến 3 dạng khác nhau. Chính vì vậy, chuẩn bị kỹ lưỡng và ôn tập hết các dạng ở nhà là cách tối ưu và đem lại hiệu quả nhất. Ngoài ra bạn cũng nên dành thời gian ghi lại những từ vựng mà mình hay gặp trong bài đọc để dần dần nâng cao kiến thức của mình hơn nhé. Chúc các bạn ôn luyện tốt!